Các điều kiện Incoterms 2010 và so sánh I-2010 với Incoterms 2000

Trong bài viết này Ánh sẽ tóm tắt quá trình hình thành bộ điều khoản Incoterms (International Commercial Terms) đặc biệt chú trọng đến bộ điều khoản Incoterms 2010. Và sẽ so sánh sự khác nhau giữa Incoterms 2010 và Incoterms 2000. Thật ra Incoterms được ra đời từ rất lâu vào năm 1936 bởi Phòng Thương Mại Quốc Tế ICC ( International Chamber of Commerce). Sau chiến tranh thế giới lần thứ 1 kết thúc (1918) đã thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển, đặc biệt là khoa học hàng hải làm cho giao thương giữa các nước trên thế giới ngày càng nhiều hơn. Do đó thường xuyên xảy ra bất đồng về ngôn ngữ, tranh chấp, kiện tụng thương mại… Đây là lý do cơ bản nhất để bộ quy tắc các điều khoản Incoterms được ra đời. Từ thời điểm ra đời đến nay Incoterms đã được sửa đổi và bổ sung 7 lần qua các năm : 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, chúng ta chú trọng và quen thuộc nhất là đợt sửa đổi vào năm 2000 và 2010. Như Ánh đã nói ở trên Ánh sẽ phân biệt sự khác nhau giữa Incoterms 2010 và Incoterms 2000. Điểm khác biệt quan trọng nhất của Incoterms 2010 và Incoterms 2000 là phiên bản 2010 chỉ có 11 điều khoản trong khi phiên bản 2000 có 13 điều khoản. Còn so sánh chi tiết thì các bạn đọc ở bên dưới. Các bạn ủng hộ website Songanhlogs.com bằng cách nhấn like và share bài viết nhé. Sau bài viết này Ánh sẽ gởi 1 file PDF về các điều khoản Incoterms các bạn có thể download sau bài viết ( Cả tiếng Anh, tiếng Việt và song ngữ).

Tính tới thời điểm hiện nay thì I-2010 là bộ điều khoản Incoterms mới nhất. Ánh thấy trên mạng có một số bạn đang tìm các phiên bản năm 2012 và 2015. Thực tế chưa ghi nhận đợt sửa đổi nào trong 2 năm này. Bài viết này Ánh sẽ đi sâu về Incoterms 2010.

6 Nguyên Nhân Ra Đời Của Incoterms 2010

– Những hạn chế ít được dùng trong các điều kiện Incoterms 2010.
– Các doanh nghiệp chưa nắm chính xác về nghĩa vụ và các chi phí trong cách giải thích của Incoterms 2000 làm phát sinh các tranh chấp. Ví dụ : Hội Đồng Chủ Hàng Châu Á (ASC) muốn trong bộ điều kiện Incoterms 2010 phải xác định rõ các chi phí đề cấu thành hợp đồng FOB để các nhà vận chuyển hàng hải không thêm các phụ phí bất hợp lý.
– Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ cần thay đổi cách quản lý an ninh hàng hóa.
– Năm 2004 bộ quy tắc điều chỉnh thương mại Hoa Kỳ hoàn thiện và có sự thay đổi.
– Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin tạo cho làm thủ tục chứng từ bằng điện tử nhanh chóng và gọn nhẹ hơn.
– Quy định về bảo hiểm hàng hóa có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 thay cho quy tắc năm 1982.

Tóm Tắt Nội Dung Incoterms 2010

Trong Incoterms 2010 có 11 điều khoản chia thành 4 nhóm: E,F,C,D. Trên mạng có chỉ một số thủ thuật nhớ nhưng theo mình các bạn không nên học theo cách đó vì dễ thành “con vẹt” nhớ kiểu đó chỉ làm cho não mình quen với sự lười biếng và thiếu khoa học. Các bạn cứ nhớ theo tên tiếng Anh để hiểu rõ bản chất hơn : E – Ex ; F – Free; C – Cost; D – Delireres. Ánh sẽ đi chi tiết vào từng nhóm. Việc áp dụng Incoterms cũng tùy vào từng trường hợp mà xem xét tất cả các yếu tố để chọn lựa nhóm nào cho thích hợp. Việc này Ánh sẽ nói đến trong bài viết sau nhé. Thật ra viết bài cho website songanhlogs.com cũng giúp mình ôn lại kiến thức.

1. Nhóm E-EXW-Ex Works : Giao hàng tại xưởng

Đây có thể nói là nhóm mà người bán gần như không chịu 1 trách nhiệm gì về hàng hóa và cũng chẳng cần làm bất cứ một việc gì kể cả khai hải quan cho lô hàng. Nhóm F thường áp dụng cho những mặt hàng có tính độc quyền cao mà người mua cần phải mua và người bán là người ít chấp nhận rủi ro hoặc thiếu kiến thức về xuất nhập khẩu.

2. Nhóm F : FOB, FCA, FAS

Trong nhóm F có 3 nhóm là : FOB, FCA, FAS. Để dễ dàng nhớ nhóm này thì bạn nhớ F là Free có nghĩa là miễn trách nhiệm. Nhóm F người bán sẽ miễn trách nhiệm ( không chịu trách nhiệm) từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng. Tuy nhiên việc chia thành 3 nhóm trong nhóm F dựa trên cơ sở trách nhiệm của mỗi nhóm là khác nhau:

2.1. FCA (Free Carrier) : Giao hàng cho người chuyên chở

Đây là điều kiện miễn trách nhiệm vận chuyển (Free Carrier ). Tức là người bán chỉ bốc hàng lên phương tiện vận chuyển do người mua chỉ định và vị phương tiện vận chuyển này đã được quy định trước ( thường là người mua quy định). Do đó, sau khi bàn giao là người bán miễn trách nhiệm trong quá trình phương tiện vận chuyển trở hàng về kho của người mua. Nếu trong quá trình vận chuyển có xảy ra trách nhiệm gì thì người bán hoàn toàn không chịu trách nhiệm. Ví dụ như bạn bán hàng Chuối cho bọn China và đã giao lên xe đúng nơi quy định ( bạn không thuê xe này), trong quá trình vận chuyển tài xế chở xe container ra cảng bị mấy anh áo vàng bắt xe và giam 7 ngày lúc đó toàn bộ Chuối hư hết thì người bán không chịu trách nhiệm nhé. Hehe… Lúc này bọn China phải chịu trách nhiệm.

2.2 FAS (Free alongside) Giao hàng dọc mạn tàu:
So với FCA thì FAS có trách nhiệm cao hơn, người bán phải thuê phương tiện vận chuyển chở ra đến mạn tàu thì lúc này người bán mới hết trách nhiệm. Theo như ví dụ trên thì xe bị giao thông bắt thì bạn vẫn chịu trách nhiệm cho lô hàng của mình. Mình nghĩ rằng các bạn sẽ thắc mắc dọc mạn tàu là như thế nào, trong thực tế thì bạn chở hàng ra đến cảng là đã miễn trách nhiệm. Trách nhiệm đến khi hàng đã xếp dọc mạn tàu.

FOB (Free on Board): Giao hàng lên tàu
Trong điều kiện F thì Hợp đồng FOB là điều kiện cao hơn cả. So với FAS thì bạn chỉ chở hàng ra cảng là xong. Nhưng còn quá trình bốc xếp hàng từ cảng lên tàu chẳng may sợi cáp bị đứt hoặc một container Chuối để ngoài cảng chẳng may máy lạnh của cont bị hư làm cho chuối bị hư hại thì nếu bạn bán FOB thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm này. Mọi chi phí thủ tục hải quan, nộp thuế bạn là người chịu trách nhiệm. Tuy nhiên bạn không trả phí cước tàu vì phí này chỉ phát sinh tại thời điểm tàu nhổ neo và chạy đến cảng giao hàng. Có nghĩa là tàu nhổ neo thì hàng đã ON BOARD ( lên tàu).

Như theo điều kiện nhóm F thì trách nhiệm sẽ tăng dần : FCA < FAS < FOB.

Vậy so với nhóm E thì nhóm F trách nhiệm cao hơn là có đảm trách việc vận chuyển nội địa ( như trucking,..)

3. Nhóm C : Cost chịu thêm các chi phí phát sinh sau điều kiện F

Nếu như FOB chỉ chịu trách nhiệm đến khi tàu nhổ neo thì điều kiện C người bán hàng phải chịu thêm trách nhiệm khác như chịu phí cước tàu, bảo hiểm,… Nhưng các bạn sale logistics thì thích điều này vì dễ sale cước tàu.

Trong nhóm C thì chia thành các nhóm : CFR, CIF, CPT. Sau đây mình sẽ đi vào chi tiết từng nhóm.

3.1 CFR CFR (Cost and Freight) Tiền hàng và cước phí
Đơn giản là người bán phải chịu thêm chi phí vận chuyển tàu biển ( cước tàu) còn chi phí dỡ hàng tại cảng đến người mua sẽ chịu trách nhiệm nếu có thỏa thuận (Phí THC).

Như vậy : CFR = FOB + F (cước tàu biển)

3.2 CIF (Cost-Insurance and Freight) Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí tàu.
Đây là điều kiện khá phổ biến trong xuất nhập khẩu. Người bán phải chịu thêm phí bảo hiểm cho lô hàng trong quá trình vậy chuyển bằng tàu biển. Chẳng hạn như lô hàng Chuối của bạn khi đi trên biển gặp các rủi ro như bão, cướp biểm hoặc con chuột nó cắn đứt dây điện máy lạnh làm lô hàng hư hỏng thì lúc này bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm tức nhiên bạn có trách nhiệm liên đới và người mua không chịu trách nhiệm gì cả. Người bán ( shipper) có thể mua bảo hiểm ở mức tối thiểu theo FPA hay ICC(C) -110%.

Như vậy : CIF = CFR + I (bảo hiểm) = FOB + F (cước tàu biển) + I (bảo hiểm)

3.3 CPT (Carriage padi to) Cước phí trả tới

CPT= CFR + F . F lúc này là cước phi vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí giao hàng do người bán chỉ định. Tất nhiên F này có bao gồm phí cước tàu luôn. Như vậy so với CIF thì CPT phải chịu thêm các khoản vận chuyển khác.

4. Nhóm D (Delireres) : DAT, DAP, DDP

4.1.DAT (Delireres at terminal): Giao hàng tại bến.
Trường hợp này người bán giao hàng tại một bến quy định. Và vị trí chuyển đổi rủi ro là người bán giao được hàng. Nếu người mua muốn người bán chịu thêm rủi ro thì dùng điều kiện DAP hoặc DDP.

2.DAP (Delivered at place): Giao hàng tại nơi đến
người bán sẽ chịu mọi rủi ro cho đến khi giao đúng vị trí yêu cầu của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng dỡ hàng tại nơi đến.

Nhưng người bán sẽ không chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa DAP và DDP. Nếu bạn muốn người bán chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng được thông quan thì dùng điều kiện DDP.

3.DDP (Delivered duty paid) : Giao hàng đã thông quan nhập khẩu
Điều kiện này người bán chịu mọi rủi ro đến khi đưa hàng đến nơi và chịu mọi trách nhiệm thông quan xuất nhập khẩu. Có thể nói DDP là nghĩa vụ cao nhất của người bán trái ngược hoàn toàn với điều kiện E giao hàng tại cảng.

Một số lưu ý trách nhiệm và nghĩa vụ người bán và người mua trong Incoterms 2010

1.Trách nhiệm thuê phương tiện vận tải:
* Nhóm E,F : Người mua thuê tàu . Địa điểm giao hàng tại là tại nơi đến.
* Nhóm C,D: Thuộc về người bán . Địa điểm giao hàng là tại nơi đi.

4 điều kiện trong Incoterms 2010 chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa :FAS, FOB, CFR, CIF : địa điểm chuyển giao hàng ( khác với chuyển giao trách nhiệm) là cảng biển.

2.Trách nhiệm về mua bảo hiểm đối với hàng hóa:
* Nhóm E,F: Người mua phải mua bảo hiểm cho lô hàng
* Nhóm D: trách nhiệm thuộc về người bán.
* Nhóm C: Tùy trường hợp
o CIF, CIP: người bán.
o CFR, CPT: người mua.

3.Trách nhiệm về làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa.

Xuất khẩu:
* EXW : người mua làm toàn bộ thủ tục hải quan vì lấy hàng tại kho người bán.
* 10 điều kiện còn lại : người bán phải làm thủ tục hải quan tại cảng mình xuất khẩu ( cảng đi).

Nhập khẩu :
* DDP: người bán.
* 10 điều kiện còn lại là người mua tại cảng giao hàng.

Bây giờ chúng ta ôn lại bài bằng hình ảnh cho dễ hiểu nhé

Hình ảnh : Các điều kiện Incoterms 2010


Trách nhiệm người mua và người bán trong Incoterms 2010

So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa Incoterms 2010 và Incoterms 2000

Giống Nhau:
– Cùng có 7 điều kiện thương mại trong cả 2 incoterms và cũng không thay đổi nhiều về nội dung: EXW, FAS, FOB, CFR, CIF, CPT, CIP
– Các điều kiện: FAS, FOB, CFR, CIF nên áp dụng cho phương tiện thủy
– Áp dụng với các loại phương tiện vận tải và giao nhận vận tải đa phương thức đối với các điều kiện: CPT, CIP, DDP
– Cả Incoterms 2000 và Incoterms 2010 đều không phải là luật và cũng không bắt buộc 2 bên mua bản phải thực hiện “chứng nhắc” mà các bên có thể thỏa thuận . Các bên có thể áp dụng hoàn toàn hoặc một phần, nhưng khi áp dụng phải ghi rõ trong hợp đồng ngoại thương, những điều áp dụng khác đi nhất thiết phải mô tả kỹ trong hợp đồng ngoại thương. Điều này thường thấy tranh cải về phí EBS

Khác nhau:



THÔNG TIN ĐÀO TẠO KHÁC
Các điều kiện Incoterms 2010 và so sánh I-2010 với Incoterms 2000
Trong bài viết này Ánh sẽ tóm tắt quá trình hình thành bộ điều khoản Incoterms (International Commercial Terms) đặc biệt chú trọng đến bộ điều khoản Incoterms 2010. Và sẽ so sánh sự khác nhau giữa Incoterms 2010 và Incoterms 2000. Thật ra Incoterms được ra đời từ rất lâu vào năm 1936 bởi Phòng Thương Mại Quốc Tế ICC ( International Chamber of Commerce)
Các thuật ngữ trong logistics
Thuật ngữ ngành Logistics, ngành xuất nhập khẩu là nội dung rất quan trọng nhưng đồng thời cũng là điều gây khó khăn khá lớn cho các bạn học viên khi bắt đầu học và làm xuất nhập khẩu, logistics. Vì vậy, ở bài viết dưới đây, Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ thống kê những thuật ngữ ngành Logistics và vận tải quốc tế theo 2 danh mục (thuật ngữ thông thường và Thuật ngữ thường dùng) để các bạn dễ tìm hiểu.
Danh Mục Phí Và Phụ Phí Cơ Bản Cần Biết Trong Xuất Nhập Khẩu
Khi làm xuất nhập khẩu hoặc Logistics bạn không chỉ quan tâm đến chi phí vận chuyển hàng hóa mà còn cần đặc biệt chú ý đến các phụ phí vận chuyển. Những phụ phí này có thể ảnh hưởng khá lớn đến toán bộ chi phí của bạn cho một lô hàng xuất nhập khẩu. Hãy tìm hiểu những loại phụ phí này ở bài viết dưới đây.