Danh Mục Phí Và Phụ Phí Cơ Bản Cần Biết Trong Xuất Nhập Khẩu
Khi làm xuất nhập khẩu hoặc Logistics bạn không chỉ quan tâm đến chi phí vận chuyển hàng hóa mà còn cần đặc biệt chú ý đến các phụ phí vận chuyển. Những phụ phí này có thể ảnh hưởng khá lớn đến toán bộ chi phí của bạn cho một lô hàng xuất nhập khẩu. Hãy tìm hiểu những loại phụ phí này ở bài viết dưới đây.

I.PHỤ PHÍ VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN

Phụ phí vận chuyển đường biển được phân thành hai loại:

1.Phụ phí tính vào cước vận chuyển

+ Phụ phí tăng giá chung (GRI – General Rate Increase) 

+ Phụ phí nhiên liệu khẩn cấp (EBS – Emergency Bunker Surcharge)

+ Phụ phí cao điểm mùa vụ (PSS – Peak Season Surcharge)

+ Phụ phí tắc nghẽn tại cảng (PCS – Port Congestion Surcharge)

+ Phụ phí phụ trội hàng nhập (CIC – Container Imbalance Charge)

+ Phụ phí nhiên liệu (BAF – Bunker Adjustment Factor)

+ Phụ phí biến động tỷ giá (CAF – Currency Adjustment Factor)

+ Phụ phí giao hàng tại cảng ở Mỹ (DDC – Destination Delivery Charge)

+ Phụ phí qua kênh đào Panama (PCS – Panama Canal Surcharge)

+ Phụ phí qua kênh đào Suez (SCS – Suez Canal Surcharge)

2.Phí địa phương (Local charge)  

+ Phí chứng từ (Documentation)

+ Phí lệnh giao hàng (D.O – Delivery Order)

+ Phí xếp dỡ tại cảng (THC – Terminal Handling Charge)

+ Phí niêm phong chì (Seal)

+ Phí vệ sinh container (Cleaning)

+ Phí khai thác hàng lẻ (CFS – Container Freight Station)

+ Phí kê khai hàng vào Châu Âu (ENS – Entry Summary Declaration)

+ Phí truyền dữ liệu hải quan vào một số QG như US, CANADA, CHINA… (AMS – Automatic Manifest System)

+ Phí khai báo an ninh hàng vào Mỹ (ISF – Importer Security Filling)

+ Phí truyền dữ liệu hải quan vào Nhật Bản (AFR – Advance Filling Rules)

+ Phí truyền dữ liệu hải quan vào Trung Quốc (AFS – Advance Filling Surcharge)

+ Phụ phí giảm thải lưu huỳnh (LSS – Low Sulphur Surcharge)

+ Phụ phí sửa vận đơn (Amendment fee)

II.PHỤ PHÍ VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Được chia thành 2 loại:

1.Phụ phí tính vào cước vận chuyển

+ Phí nhiên liệu (FSC – Fuel Surcharge)

+ Phí an ninh (SSC – Security Surcharge)

2.Phí địa phương (Local charge)

+ Phí phát hành vận đơn (AWB – Air Way Bill)

+ Phí xếp dỡ tại sân bay (Facility (THC) – Terminal Handling Charge)

+ Phí soi chiếu an ninh tại sân bay (X-ray – Screening)

III.PHÍ DỊCH VỤ KHÁC

  • Phí mở hải quan xuất nhập khẩu (Customs clearance fee)
  • Phí vận chuyển nội địa (Trucking fee)
  • Phí xin giấy phép xuất nhập khẩu (Export license fee)
  • Phí xin cấp chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin fee)
  • Phí đăng ký kiểm tra chất lượng (Quality test fee)
  • Phí kiểm nghiệm (Quality test fee)
  • Phí khử trùng (Fumigation fee)
  • Phí kiểm dịch (Phytosanitary fee)
Tin cùng chuyên mục
28/12/2024 16:49:34
Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam
Sáng ngày 29/11, tại TP. HCM, chính thức diễn ra "Hội nghị nhóm công tác AFFA - Bàn về Viện đào tạo Logistics AFFA (ALI)", đây cũng là sự kiện mở đầu cho chuỗi sự kiện của Hội nghị thường niên lần thứ 29 Hiệp hội Giao nhận Vận tải các nước ASEAN (AFFA) được tổ chức trong hai ngày 29 - 30/11/2019.
28/12/2024 16:49:34
AFFA AGM 29: Nỗ lực phát triển ngành dịch vụ logistics Đông Nam Á
Sáng ngày 29/11, tại TP. HCM, chính thức diễn ra "Hội nghị nhóm công tác AFFA - Bàn về Viện đào tạo Logistics AFFA (ALI)", đây cũng là sự kiện mở đầu cho chuỗi sự kiện của Hội nghị thường niên lần thứ 29 Hiệp hội Giao nhận Vận tải các nước ASEAN (AFFA) được tổ chức trong hai ngày 29 - 30/11/2019.
28/12/2024 16:49:34
Phụ phí nhiên liệu (Low Sulphur Surcharge - LSS) từ ngày 01/01/2020
Theo quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), từ ngày 01/01/2020, các tàu biển cỡ lớn vận chuyển hàng hóa vượt đại dương phải dùng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, chỉ ở mức 0,5% như dầu MGO (marine gasoil) hay dầu ULSFO (ultra-low-sulfur fuel oil) để thay thế cho loại dầu nặng (bunker) có hàm lượng lưu huỳnh 3,5% đang được sử dụng phổ biến hiện nay nhằm giảm lượng khí thải sulfur-dioxide (SO2) trong hoạt động vận tải biển (ngành vận tải biển toàn cầu hiện chiếm 13% lượng phát thải SO2 toàn cầu mỗi năm). Đã có sự thống nhất trong ngành vận tải biển là khách hàng sẽ chịu phần chi phí nhiên liệu tăng thêm miễn là người vận chuyển (hãng tàu) phải chứng minh rõ ràng, minh bạch chi phí họ phải chịu thêm để tàu hoạt động.